Phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số vào hoạt động du lịch là hướng đi đúng và phù hợp với thực tiễn của Tuyên Quang. Việc triển khai Kế hoạch nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển bền vững; tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao trong xã hội, tiếp tục củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Pà Thẻn.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch thực hiện Dự án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025.
Giá trị văn hóa truyền thống trong hoạt động du lịch Tuyên Quang

Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày huyện Lâm Bình năm 2019.
Với hơn 40 lễ hội dân gian, văn hóa, trong đó một số lễ hội được tổ chức vào dịp đầu năm mới như: Lễ hội Lồng Tông, Cầu Mùa, Cầu Mùa (dân tộc Tày), lễ hội Đình (dân tộc Cao Lan); các nghi lễ truyền thống như: Lễ cấp sắc, lễ Tết Nhảy (dân tộc Dao), lễ Cầu Khoăn, Cúng Cốm (dân tộc Tày); nghi lễ Nhảy lửa (dân tộc Pà Thẻn)... Có thể nói di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang hết sức phong phú và đa dạng về cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các giá trị văn hóa luôn được bảo lưu trao truyền, bổ sung, sáng tạo qua các thế hệ theo chiều hướng tích cực, hòa chung trong “dòng chảy” của cộng đồng văn hóa của các dân tộc Việt Nam.
Phát triển Du lịch cộng đồng bền vững dựa trên giá trị văn hóa dân tộc thiểu số
Mục tiêu chung được đặt ra là bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt chú trọng di sản văn hóa các dân tộc có nguy cơ mai một; phát huy vai trò các chủ thể trong bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc. Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong tỉnh, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới. Góp phần làm giảm chênh lệch về mức sống và hưởng thụ văn hóa giữa các địa phương, các dân tộc trong tỉnh; gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc; tạo nền tảng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp chung vào phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện việc khảo sát, sưu tầm, kiểm kê, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống: Trang phục, đồ dùng sinh hoạt, nhạc cụ... của các dân tộc thiểu số; Tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương để khai thác, xây dựng thành các sản phẩm du lịch; Xây dựng chính sách và thực hiện hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú là đồng bào dân tộc thiểu số; Tổ chức tập huấn truyền dạy văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù và nguy cơ mai một; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức văn hóa xã, các nghệ nhân người dân tộc thiểu số; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch, kỹ năng chế biến món ăn; kỹ năng hướng dẫn phục vụ lưu trú; kỹ năng phục vụ khách du lịch; Hỗ trợ chương trình nghiên cứu, phục dựng bảo tồn, phát triển văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; Xây dựng nội dung xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số cấp phát cho cộng đồng các dân tộc thiểu số; Tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan các loại hình văn hóa nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số; Tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống các dân tộc thiểu số cấp tỉnh trong các Ngày hội, Giao lưu, Liên hoan nhằm bảo tồn các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số; Hỗ trợ chương trình tuyên truyền quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; chương trình quảng bá xúc tiến du lịch các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, bản truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Hỗ trợ chống xuống cấp; tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị nhà văn hóa tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc; tổ chức phục dựng lại lễ cấp sắc của đồng bào Dao và các chương trình văn hóa,nghệ thuật phục vụ du khách.
Để khai thác hiệu quả hơn nữa giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang cần lựa chọn và phục dựng không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu ở các bản, các chợ phiên nhằm bảo lưu, trao truyền các loại hình văn hóa truyền thống như: nhà ở, nghề thủ công, ẩm thực, các loại hình dân ca, dân vũ, lễ hội… Dựa trên các đặc trưng văn hóa, các thế mạnh về sinh thái cảnh quan và yêu cầu của thị trường để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Tuyên Quang. Trong đó cần chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, các tour du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh gắn với các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống. Khuyến khích đội ngũ nghệ nhân trao truyền bí quyết, kiến thức di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ trẻ; quan tâm việc truyền dạy các giá trị văn hóa đặc sắc trong các trường học...
Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong các dân tộc thiểu số; ưu tiên đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở; nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch; tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cách làm du lịch cộng đồng cho người dân bản địa ở các điểm du lịch./.
PV
Phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số vào hoạt động du lịch là hướng đi đúng và phù hợp với thực tiễn của Tuyên Quang. Việc triển khai Kế hoạch nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển bền vững; tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao trong xã hội, tiếp tục củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Pà Thẻn.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch thực hiện Dự án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025.
Giá trị văn hóa truyền thống trong hoạt động du lịch Tuyên Quang
Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày huyện Lâm Bình năm 2019.
Với hơn 40 lễ hội dân gian, văn hóa, trong đó một số lễ hội được tổ chức vào dịp đầu năm mới như: Lễ hội Lồng Tông, Cầu Mùa, Cầu Mùa (dân tộc Tày), lễ hội Đình (dân tộc Cao Lan); các nghi lễ truyền thống như: Lễ cấp sắc, lễ Tết Nhảy (dân tộc Dao), lễ Cầu Khoăn, Cúng Cốm (dân tộc Tày); nghi lễ Nhảy lửa (dân tộc Pà Thẻn)... Có thể nói di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang hết sức phong phú và đa dạng về cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các giá trị văn hóa luôn được bảo lưu trao truyền, bổ sung, sáng tạo qua các thế hệ theo chiều hướng tích cực, hòa chung trong “dòng chảy” của cộng đồng văn hóa của các dân tộc Việt Nam.
Phát triển Du lịch cộng đồng bền vững dựa trên giá trị văn hóa dân tộc thiểu số
Mục tiêu chung được đặt ra là bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt chú trọng di sản văn hóa các dân tộc có nguy cơ mai một; phát huy vai trò các chủ thể trong bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc. Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong tỉnh, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới. Góp phần làm giảm chênh lệch về mức sống và hưởng thụ văn hóa giữa các địa phương, các dân tộc trong tỉnh; gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc; tạo nền tảng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp chung vào phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện việc khảo sát, sưu tầm, kiểm kê, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống: Trang phục, đồ dùng sinh hoạt, nhạc cụ... của các dân tộc thiểu số; Tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương để khai thác, xây dựng thành các sản phẩm du lịch; Xây dựng chính sách và thực hiện hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú là đồng bào dân tộc thiểu số; Tổ chức tập huấn truyền dạy văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù và nguy cơ mai một; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức văn hóa xã, các nghệ nhân người dân tộc thiểu số; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch, kỹ năng chế biến món ăn; kỹ năng hướng dẫn phục vụ lưu trú; kỹ năng phục vụ khách du lịch; Hỗ trợ chương trình nghiên cứu, phục dựng bảo tồn, phát triển văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; Xây dựng nội dung xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số cấp phát cho cộng đồng các dân tộc thiểu số; Tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan các loại hình văn hóa nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số; Tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống các dân tộc thiểu số cấp tỉnh trong các Ngày hội, Giao lưu, Liên hoan nhằm bảo tồn các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số; Hỗ trợ chương trình tuyên truyền quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; chương trình quảng bá xúc tiến du lịch các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, bản truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Hỗ trợ chống xuống cấp; tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị nhà văn hóa tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc; tổ chức phục dựng lại lễ cấp sắc của đồng bào Dao và các chương trình văn hóa,nghệ thuật phục vụ du khách.
Để khai thác hiệu quả hơn nữa giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang cần lựa chọn và phục dựng không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu ở các bản, các chợ phiên nhằm bảo lưu, trao truyền các loại hình văn hóa truyền thống như: nhà ở, nghề thủ công, ẩm thực, các loại hình dân ca, dân vũ, lễ hội… Dựa trên các đặc trưng văn hóa, các thế mạnh về sinh thái cảnh quan và yêu cầu của thị trường để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Tuyên Quang. Trong đó cần chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, các tour du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh gắn với các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống. Khuyến khích đội ngũ nghệ nhân trao truyền bí quyết, kiến thức di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ trẻ; quan tâm việc truyền dạy các giá trị văn hóa đặc sắc trong các trường học...
Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong các dân tộc thiểu số; ưu tiên đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở; nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch; tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cách làm du lịch cộng đồng cho người dân bản địa ở các điểm du lịch./.
PV