Nghị định số 03/2022/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 06/01/2022 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều. Trong đó có quy định về mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm làm gia tăng rủi ro thiên tai.
Theo đó, phạt tiền từ 15 - 25 triệu đồng đối với một trong các hành vi lấn chiếm bãi sông, lòng sông, suối, kênh, rạch, bờ biển làm gia tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục.
Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm gia tăng rủi ro thiên tai như sau: Từ 15 - 25 triệu đồng đối với khai thác khoáng sản làm gia tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục; từ 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản gây sạt lở bờ sông, suối, kênh rạch, bờ biển.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Nước sông bất ngờ dâng cao do mưa lớn hồi tháng 7/2020 đã khiến nhiều hộ nuôi thủy sản
ở tỉnh Tuyên Quang bị ảnh hưởng. Ảnh: TL.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định về mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm về vận hành, sử dụng công trình phòng, chống thiên tai; hành vi đổ đất, chất thải, để nguyên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện vào công trình phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn; vi phạm về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng, xây mới hoặc cải tạo, chỉnh trang công trình…
Cụ thể, đối với hành vi vi phạm về vận hành, sử dụng công trình phòng, chống thiên tai, phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi tự ý vận hành hoặc cản trở sự vận hành của công trình kè, công trình chống sạt lở, công trình chống sụt lún đất, công trình chống lũ quét, công trình cảnh báo thiên tai.
Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng đối với hành vi neo đậu, dừng, đỗ không đúng nơi quy định của tàu thuyền và các phương tiện khác vào công trình phòng, chống thiên tai. Phạt tiền từ 8 -15 triệu đồng đối với hành vi cố ý sử dụng sai mục đích của công trình phòng, chống thiên tai.
Phạt tiền đối với hành vi đổ đất, chất thải, để nguyên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện vào công trình kè, công trình chống sạt lở, công trình chống sụt lún đất, công trình chống lũ quét, công trình cảnh báo thiên tai như sau: Từ 1 - 3 triệu đồng đối với khối lượng dưới 03 m3; từ 3 - 4 triệu đồng đối với khối lượng từ 03 m3 đến dưới 05 m3; từ 4 - 5 triệu đồng đối với khối lượng từ 05 m3 đến dưới 10 m3; 10 - 20 triệu đồng đối với khối lượng từ 10 m3 đến dưới 50 m3; 20 - 30 triệu đồng đối với khối lượng từ 50 m3 đến dưới 200 m3; từ 30 - 40 triệu đồng đối với khối lượng từ 200 m3 đến dưới 500 m3; từ 40 - 50 triệu đồng đối với khối lượng từ 500 m3 trở lên.
Về vi phạm quy định cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống thiên tai, phạt tiền từ 5 -10 triệu đồng đối với hành vi biết người khác gặp nạn nhưng không thông tin kịp thời để lực lượng chức năng đến cứu nạn trên biển, đầm, phá, sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch.
Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi không cứu người, phương tiện bị nạn trên biển, đầm, phá, sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không đủ điều kiện hoặc bất khả kháng.
Phạt tiền từ 20 - 40 triêu đồng đối với hành vi yêu cầu cứu hộ, cứu nạn nhưng không hợp tác khi lực lượng cứu hộ, cứu nạn tiếp cận. Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi báo nạn giả để yêu cầu cứu hộ đối với phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển, trên sông, trên hồ.
Đối với vi phạm về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng, xây mới hoặc cải tạo, chỉnh trang công trình, một trong những hành vi không thực hiện nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác sẽ bị phạt tiền từ 15 - 30 triệu đồng.
Hành vi không đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong đầu tư xây mới hoặc cải tạo, chỉnh trang khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi không đảm bảo tính ổn định của công trình trước thiên tai; từ 15 - 30 triệu đồng đối với hành vi làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều còn có thể phải chịu hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 06/01/2022.
PV
Nghị định số 03/2022/Nghị định chính phủ vừa được Chính phủ ban hành ngày 06/01/2022 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều. Trong đó có quy định về mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm làm gia tăng rủi ro thiên tai.Theo đó, phạt tiền từ 15 - 25 triệu đồng đối với một trong các hành vi lấn chiếm bãi sông, lòng sông, suối, kênh, rạch, bờ biển làm gia tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục.
Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm gia tăng rủi ro thiên tai như sau: Từ 15 - 25 triệu đồng đối với khai thác khoáng sản làm gia tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục; từ 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản gây sạt lở bờ sông, suối, kênh rạch, bờ biển.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Nước sông bất ngờ dâng cao do mưa lớn hồi tháng 7/2020 đã khiến nhiều hộ nuôi thủy sản
ở tỉnh Tuyên Quang bị ảnh hưởng. Ảnh: TL.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định về mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm về vận hành, sử dụng công trình phòng, chống thiên tai; hành vi đổ đất, chất thải, để nguyên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện vào công trình phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn; vi phạm về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng, xây mới hoặc cải tạo, chỉnh trang công trình…
Cụ thể, đối với hành vi vi phạm về vận hành, sử dụng công trình phòng, chống thiên tai, phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi tự ý vận hành hoặc cản trở sự vận hành của công trình kè, công trình chống sạt lở, công trình chống sụt lún đất, công trình chống lũ quét, công trình cảnh báo thiên tai.
Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng đối với hành vi neo đậu, dừng, đỗ không đúng nơi quy định của tàu thuyền và các phương tiện khác vào công trình phòng, chống thiên tai. Phạt tiền từ 8 -15 triệu đồng đối với hành vi cố ý sử dụng sai mục đích của công trình phòng, chống thiên tai.
Phạt tiền đối với hành vi đổ đất, chất thải, để nguyên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện vào công trình kè, công trình chống sạt lở, công trình chống sụt lún đất, công trình chống lũ quét, công trình cảnh báo thiên tai như sau: Từ 1 - 3 triệu đồng đối với khối lượng dưới 03 m3; từ 3 - 4 triệu đồng đối với khối lượng từ 03 m3 đến dưới 05 m3; từ 4 - 5 triệu đồng đối với khối lượng từ 05 m3 đến dưới 10 m3; 10 - 20 triệu đồng đối với khối lượng từ 10 m3 đến dưới 50 m3; 20 - 30 triệu đồng đối với khối lượng từ 50 m3 đến dưới 200 m3; từ 30 - 40 triệu đồng đối với khối lượng từ 200 m3 đến dưới 500 m3; từ 40 - 50 triệu đồng đối với khối lượng từ 500 m3 trở lên.
Về vi phạm quy định cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống thiên tai, phạt tiền từ 5 -10 triệu đồng đối với hành vi biết người khác gặp nạn nhưng không thông tin kịp thời để lực lượng chức năng đến cứu nạn trên biển, đầm, phá, sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch.
Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi không cứu người, phương tiện bị nạn trên biển, đầm, phá, sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không đủ điều kiện hoặc bất khả kháng.
Phạt tiền từ 20 - 40 triêu đồng đối với hành vi yêu cầu cứu hộ, cứu nạn nhưng không hợp tác khi lực lượng cứu hộ, cứu nạn tiếp cận. Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi báo nạn giả để yêu cầu cứu hộ đối với phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển, trên sông, trên hồ.
Đối với vi phạm về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng, xây mới hoặc cải tạo, chỉnh trang công trình, một trong những hành vi không thực hiện nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác sẽ bị phạt tiền từ 15 - 30 triệu đồng.
Hành vi không đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong đầu tư xây mới hoặc cải tạo, chỉnh trang khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi không đảm bảo tính ổn định của công trình trước thiên tai; từ 15 - 30 triệu đồng đối với hành vi làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều còn có thể phải chịu hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 06/01/2022.
PV
Các bài khác
- Miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có công (11/01/2022)
- Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (06/01/2022)
- Từ 01/01/2022, Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự có hiệu lực (05/01/2022)
- Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 01/2022 (01/01/2022)
- Phạt nặng người điều khiển xe ô tô đón trả khách trên đường cao tốc (30/12/2021)
- Xây mới, cải tạo công trình thu gom, thoát nước thải phải đồng bộ (27/12/2021)
- Chính sách hỗ trợ mới của Công đoàn đối với đoàn viên, lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 (20/12/2021)
- Triển khai hóa đơn điện tử “Mũi tên” trúng nhiều đích (17/12/2021)
- Quy định tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ngành TN&MT (13/12/2021)
- Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng (08/12/2021)
Xem thêm »