Đã thành thông lệ, hàng năm cứ đến mồng 2 tháng 2 âm lịch, phiên chợ Thụt (Hàm Yên, Tuyên Quang) lại chính thức họp. Đây là phiên chợ độc đáo bởi mỗi năm chỉ họp duy nhất một phiên. Đến chợ Thụt người bán không nói thách và người mua cũng không trả giá, mọi người đi chợ với quan niệm đến để "mua điều may, bán điều rủi" nên tất cả đều niềm nở, vui vẻ.

Từ sáng sớm, hàng nghìn du khách và nhân dân đổ về thôn Thụt để tham gia phiên chợ.

Các gian hàng bày bán trang sức tại chợ tấp nập người mua, bán

Người đến chợ Thụt ngoài việc mua sắm, họ còn gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện với nhau
Chợ Thụt nằm ở Thôn Thụt, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Theo lời kể của các cụ cao niên, thì từ xa xưa, nơi này là đoạn hõm của sông Lô, thuyền bè khó neo đậu do dòng nước xoáy đẩy lên thụt xuống. Địa danh thôn Thụt và chợ Thụt ra đời từ đó.

Trang phục thổ cẩm được đồng bào dân tộc Dao chọn mua.

Bánh dê, một loại bánh truyền thống không thể thiếu ở chợ Thụt.
Đi chợ Thụt, ngoài những gian hàng bán trầu cau và vôi, còn có hàng chục gian hàng bán nông cụ, quần áo, đồ ăn thức uống. Tất cả đều là các sản phẩm chính tay bà con tự trồng, tự làm. Những đặc sản “chính hiệu” địa phương như Cam sành Hàm Yên, rượu, váy áo thổ cẩm hay những loại bánh có hình dáng các con vật mang biểu tượng cầu may cho một năm mới an lành, chăn nuôi hiệu quả… Các gian hàng bày bán ở chợ Thụt ngoài các sản phẩm của địa phương còn có nhiều gian gian hàng khác của người đi chợ từ các tỉnh lân cận như Hà Giang, Yên Bái. Người đến chợ Thụt ngoài việc mua sắm, họ còn giao lưu, trò chuyện với nhau sau một thời gian dài không gặp, nhiều đôi trai gái có dịp hẹn hò.

Chợ Thụt - nét đẹp văn hóa vùng cao
Nét độc đáo của phiên chợ là “người mua không mặc cả, người bán không nói thách”, họ “bán điều rủi, mua điều may” nên bất kể ai đến chợ đều mua một thứ gì đó. Nhiều người quan niệm, đi chợ Thụt mà không mua được thứ gì coi như chưa lấy được lộc, chưa may mắn trong đầu năm mới. Bởi vậy khi tan chợ hầu như ai cũng có món quà đem về gia đình. Đây là niềm hạnh phúc, mong cầu bình an trong những ngày đầu xuân.

Người dân chọn mua các cây giống để lấy may đầu năm.

Quang cảnh diễn ra phiên chợ Thụt.
Với nhiều mặt hàng nông sản phong phú, cùng nét độc đáo riêng vốn có của phiên chợ vùng cao, chợ Thụt đã thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan và mua sắm, góp phần quảng bá các sản phẩm hàng hóa và tiềm năng du lịch của tỉnh Tuyên Quang.
PV
Đã thành thông lệ, hàng năm cứ đến mồng 2 tháng 2 âm lịch, phiên chợ Thụt (Hàm Yên, Tuyên Quang) lại chính thức họp. Đây là phiên chợ độc đáo bởi mỗi năm chỉ họp duy nhất một phiên. Đến chợ Thụt người bán không nói thách và người mua cũng không trả giá, mọi người đi chợ với quan niệm đến để "mua điều may, bán điều rủi" nên tất cả đều niềm nở, vui vẻ.
Từ sáng sớm, hàng nghìn du khách và nhân dân đổ về thôn Thụt để tham gia phiên chợ.
Các gian hàng bày bán trang sức tại chợ tấp nập người mua, bán
Người đến chợ Thụt ngoài việc mua sắm, họ còn gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện với nhau
Chợ Thụt nằm ở Thôn Thụt, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Theo lời kể của các cụ cao niên, thì từ xa xưa, nơi này là đoạn hõm của sông Lô, thuyền bè khó neo đậu do dòng nước xoáy đẩy lên thụt xuống. Địa danh thôn Thụt và chợ Thụt ra đời từ đó.
Trang phục thổ cẩm được đồng bào dân tộc Dao chọn mua.
Bánh dê, một loại bánh truyền thống không thể thiếu ở chợ Thụt.
Đi chợ Thụt, ngoài những gian hàng bán trầu cau và vôi, còn có hàng chục gian hàng bán nông cụ, quần áo, đồ ăn thức uống. Tất cả đều là các sản phẩm chính tay bà con tự trồng, tự làm. Những đặc sản “chính hiệu” địa phương như Cam sành Hàm Yên, rượu, váy áo thổ cẩm hay những loại bánh có hình dáng các con vật mang biểu tượng cầu may cho một năm mới an lành, chăn nuôi hiệu quả… Các gian hàng bày bán ở chợ Thụt ngoài các sản phẩm của địa phương còn có nhiều gian gian hàng khác của người đi chợ từ các tỉnh lân cận như Hà Giang, Yên Bái. Người đến chợ Thụt ngoài việc mua sắm, họ còn giao lưu, trò chuyện với nhau sau một thời gian dài không gặp, nhiều đôi trai gái có dịp hẹn hò.
Chợ Thụt - nét đẹp văn hóa vùng cao
Nét độc đáo của phiên chợ là “người mua không mặc cả, người bán không nói thách”, họ “bán điều rủi, mua điều may” nên bất kể ai đến chợ đều mua một thứ gì đó. Nhiều người quan niệm, đi chợ Thụt mà không mua được thứ gì coi như chưa lấy được lộc, chưa may mắn trong đầu năm mới. Bởi vậy khi tan chợ hầu như ai cũng có món quà đem về gia đình. Đây là niềm hạnh phúc, mong cầu bình an trong những ngày đầu xuân.
Người dân chọn mua các cây giống để lấy may đầu năm.
Quang cảnh diễn ra phiên chợ Thụt.
Với nhiều mặt hàng nông sản phong phú, cùng nét độc đáo riêng vốn có của phiên chợ vùng cao, chợ Thụt đã thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan và mua sắm, góp phần quảng bá các sản phẩm hàng hóa và tiềm năng du lịch của tỉnh Tuyên Quang.
PV