Ngày 08/9/2023, Đoàn công tác Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn do đồng chí Hoàng Văn Thiên, Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc và trao đổi kinh nghiệm tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang.
Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Hiến, Phó Giám đốc Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Hiến, Phó Giám đốc Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang đã giới thiệu với Đoàn công tác một số kết quả nổi bật của tỉnh Tuyên Quang về triển khai chuyển đổi số trong thời gian vừa qua, như: Xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy chuyển đổi số; công tác chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp xã; kết quả về công tác đảm bảo an toàn thông tin; thành lập và triển khai các hoạt động của Tổ Công nghệ số cộng đồng;...

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn tặng quà lưu niệm cho Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang.
Tuyên Quang đã triển khai các hệ thống dùng chung từ cấp tỉnh tới cấp xã, như: Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh đã kết nối thông suốt từ trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã với 169 điểm cầu phục vụ công tác chỉ đạo điều hành các cấp; Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh; Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống Thông tin báo cáo tỉnh; Hệ thống Thư điện tử công vụ tỉnh;... Đến nay, 100% các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp xã được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tạo hạ tầng truyền dẫn ổn định, an toàn kết nối các hệ thống thông tin phục vụ Chính quyền số. Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành tỉnh Tuyên Quang được triển khai dùng chung, gửi nhận văn bản liên thông 4 cấp từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Trong năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023, khoảng 1.088.221 văn bản điện tử của các cơ quan, đơn vị được trao đổi qua Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành tỉnh Tuyên Quang, tỷ lệ văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước đạt 100% (trong đó, tỷ lệ văn bản trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử đạt 99%; tỷ lệ văn bản trao đổi dưới dạng điện tử và song song với văn bản giấy đạt 01% (không bao gồm các văn bản mật)), văn bản điện tử đi được ký số qua hệ thống đạt 96%. Khoảng 2.436 chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ đã được cấp cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh để sử dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử.
Tính đến tháng 8/2023, tỉnh Tuyên Quang cung cấp 1.823 dịch vụ hành chính công trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, số DVCTT một phần: 703 dịch vụ, đạt 38,57%; DVCTT toàn trình: 1.120 dịch vụ, đạt 61,43%. Ngoài ra, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh được kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia để thực hiện tích hợp, đồng bộ dữ liệu.
Bên cạnh đó, Tuyên Quang đã đưa vào sử dụng Nền tảng Chính quyền số tỉnh Tuyên Quang (App ID Tuyên Quang) vào sử dụng trên phạm vi toàn tỉnh và Phần mềm đánh giá mức độ xây dựng Chính quyền số, phần mềm đã thực hiện 02 đợt đánh giá cho tất cả các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã (gồm: 19/19 Sở, ban, ngành; 07/07 UBND huyện, thành phố và 138/138 xã, phường, thị trấn).
Tỉnh Tuyên Quang đã triển khai kết nối thành công Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh và cung cấp dịch vụ “xác thực thông tin công dân”. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục triển khai: Triển khai Trung tâm điều hành IOC của tỉnh; Nâng cấp nền tảng LGSP của tỉnh; Xây dựng Cổng cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Tuyên Quang; Nâng cấp Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang; xây dựng Phần mềm số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính, xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Tuyên Quang; Xây dựng Kiến trúc Đô thị thông minh tỉnh Tuyên Quang phiên bản 1.0; Xây dựng “Kho dữ liệu số và hệ thống báo cáo chỉ đạo điều hành ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang”; Nâng cấp nền tảng e-mail công vụ chung cho tỉnh Tuyên Quang, ứng dụng từ cấp tỉnh đến cấp phường, xã;… phục vụ chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Để đưa công nghệ số đến gần hơn với người dân, Tuyên Quang đã thành lập 1.871 Tổ Công nghệ số cộng đồng với 10.257 thành viên tham gia (tỷ lệ tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã và cấp thôn trên địa bàn tỉnh đạt 100%). Các thành viên trong tổ thực sự là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, huyện, thành phố đến các xã, phường, thị trấn và thôn, xóm. Đồng thời, phát huy tốt vai trò là cầu nối đưa công nghệ số đến gần hơn với người dân, nhất là, bà con vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh, giúp người dân từng bước tiếp cận với công nghệ số một cách thuận tiện, dễ dàng;...
Tại buổi làm việc, các phòng, đơn vị trực thuộc hai Sở đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về một số nội dung như: Phương thức xây dựng và duy trì tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động hiệu quả; triển khai phủ sóng ở các thôn, xóm vùng lõm; triển khai Trung tâm điều hành IOC; triển khai trợ lý ảo hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính công, dịch vụ công;...
Thay mặt đoàn công tác, đồng chí Hoàng Văn Thiên, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn cũng đã cảm ơn những chia sẻ quý báu của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang trong công tác chuyển đổi số, giúp cho tỉnh Bắc Kạn có những đường hướng cụ thể trong triển khai chuyển đổi số phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từ đó góp phần cải thiện xếp hạng của tỉnh Bắc Kạn trong bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số trong thời gian tới.
Quang Khôi
Ngày 08/9/2023, Đoàn công tác Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn do đồng chí Hoàng Văn Thiên, Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc và trao đổi kinh nghiệm tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang.Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Hiến, Phó Giám đốc Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Hiến, Phó Giám đốc Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang đã giới thiệu với Đoàn công tác một số kết quả nổi bật của tỉnh Tuyên Quang về triển khai chuyển đổi số trong thời gian vừa qua, như: Xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy chuyển đổi số; công tác chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp xã; kết quả về công tác đảm bảo an toàn thông tin; thành lập và triển khai các hoạt động của Tổ Công nghệ số cộng đồng;...
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn tặng quà lưu niệm cho Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang.
Tuyên Quang đã triển khai các hệ thống dùng chung từ cấp tỉnh tới cấp xã, như: Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh đã kết nối thông suốt từ trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã với 169 điểm cầu phục vụ công tác chỉ đạo điều hành các cấp; Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh; Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống Thông tin báo cáo tỉnh; Hệ thống Thư điện tử công vụ tỉnh;... Đến nay, 100% các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp xã được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tạo hạ tầng truyền dẫn ổn định, an toàn kết nối các hệ thống thông tin phục vụ Chính quyền số. Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành tỉnh Tuyên Quang được triển khai dùng chung, gửi nhận văn bản liên thông 4 cấp từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Trong năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023, khoảng 1.088.221 văn bản điện tử của các cơ quan, đơn vị được trao đổi qua Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành tỉnh Tuyên Quang, tỷ lệ văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước đạt 100% (trong đó, tỷ lệ văn bản trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử đạt 99%; tỷ lệ văn bản trao đổi dưới dạng điện tử và song song với văn bản giấy đạt 01% (không bao gồm các văn bản mật)), văn bản điện tử đi được ký số qua hệ thống đạt 96%. Khoảng 2.436 chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ đã được cấp cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh để sử dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử.
Tính đến tháng 8/2023, tỉnh Tuyên Quang cung cấp 1.823 dịch vụ hành chính công trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, số DVCTT một phần: 703 dịch vụ, đạt 38,57%; DVCTT toàn trình: 1.120 dịch vụ, đạt 61,43%. Ngoài ra, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh được kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia để thực hiện tích hợp, đồng bộ dữ liệu.
Bên cạnh đó, Tuyên Quang đã đưa vào sử dụng Nền tảng Chính quyền số tỉnh Tuyên Quang (App ID Tuyên Quang) vào sử dụng trên phạm vi toàn tỉnh và Phần mềm đánh giá mức độ xây dựng Chính quyền số, phần mềm đã thực hiện 02 đợt đánh giá cho tất cả các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã (gồm: 19/19 Sở, ban, ngành; 07/07 Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và 138/138 xã, phường, thị trấn).
Tỉnh Tuyên Quang đã triển khai kết nối thành công Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh và cung cấp dịch vụ “xác thực thông tin công dân”. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục triển khai: Triển khai Trung tâm điều hành IOC của tỉnh; Nâng cấp nền tảng LGSP của tỉnh; Xây dựng Cổng cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Tuyên Quang; Nâng cấp Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang; xây dựng Phần mềm số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính, xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Tuyên Quang; Xây dựng Kiến trúc Đô thị thông minh tỉnh Tuyên Quang phiên bản 1.0; Xây dựng “Kho dữ liệu số và hệ thống báo cáo chỉ đạo điều hành ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang”; Nâng cấp nền tảng e-mail công vụ chung cho tỉnh Tuyên Quang, ứng dụng từ cấp tỉnh đến cấp phường, xã;… phục vụ chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Để đưa công nghệ số đến gần hơn với người dân, Tuyên Quang đã thành lập 1.871 Tổ Công nghệ số cộng đồng với 10.257 thành viên tham gia (tỷ lệ tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã và cấp thôn trên địa bàn tỉnh đạt 100%). Các thành viên trong tổ thực sự là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, huyện, thành phố đến các xã, phường, thị trấn và thôn, xóm. Đồng thời, phát huy tốt vai trò là cầu nối đưa công nghệ số đến gần hơn với người dân, nhất là, bà con vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh, giúp người dân từng bước tiếp cận với công nghệ số một cách thuận tiện, dễ dàng;...
Tại buổi làm việc, các phòng, đơn vị trực thuộc hai Sở đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về một số nội dung như: Phương thức xây dựng và duy trì tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động hiệu quả; triển khai phủ sóng ở các thôn, xóm vùng lõm; triển khai Trung tâm điều hành IOC; triển khai trợ lý ảo hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính công, dịch vụ công;...
Thay mặt đoàn công tác, đồng chí Hoàng Văn Thiên, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn cũng đã cảm ơn những chia sẻ quý báu của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang trong công tác chuyển đổi số, giúp cho tỉnh Bắc Kạn có những đường hướng cụ thể trong triển khai chuyển đổi số phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từ đó góp phần cải thiện xếp hạng của tỉnh Bắc Kạn trong bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số trong thời gian tới.
Quang Khôi