Kim Bình (Chiêm Hóa) được biết đến với thương hiệu Rượu chuối Kim Bình đã được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền vào tháng 3-2015. Song khi nhắc đến Kim Bình, người ta còn biết đến sản phẩm chuối sấy dẻo của chị Phạm Thị Hồng, thôn Ngọc Quang với hương vị đặc biệt...
Từ “miếng ngon nhớ đời”
Năm 2017, lần đầu được thưởng thức món chuối sấy dẻo Trúc Hồng: chuối dẻo quánh với màu cánh gián óng ả, đẹp mắt; chỉ cần cắn một miếng thôi, vị ngọt đậm, thơm mùi mật vương trên đầu lưỡi, ăn 1 quả là muốn ăn thêm... Kể lại kỷ niệm với chị Hồng, chị cười bảo: “Không có niềm vui nào sánh bằng khi nhận được phản hồi tốt từ khách hàng. Hiện trong số khách buôn, có 1 bạn là tiếp viên hàng không. Bạn ấy tâm sự, đã từng thưởng thức nhiều món ăn ngon ở trong và ngoài nước nhưng bạn ấy rất bất ngờ, ở nơi vùng cao xa xôi này có sản phẩm ngon, giá lại bình dân như vậy”.
Chị kể, cách đây 20 năm, chị được thưởng thức món chuối sấy dẻo khi đang là sinh viên theo học tại Sài Gòn. Đúng là miếng ngon nhớ đời. Lập gia đình rồi bôn ba qua nhiều nơi, năm 2012, chị trở về Kim Bình - mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Ngày ấy, một số hộ dân trên địa bàn xã làm chuối sấy bán ra thị trường bằng phương pháp thủ công. Nhớ lại món chuối sấy dẻo xưa kia, chị từng nghĩ: “Nguyên liệu chuối tây dồi dào, sẵn có, giá thành rẻ mà được sản xuất thành chuối sấy dẻo ngon như trong Sài Gòn thì sẽ giải quyết được đầu ra của chuối, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân”. Năm 2016, chị Hồng đầu tư xây lò bằng than củi để sấy chuối.

Lãnh đạo xã Kim Bình (Chiêm Hóa) thăm quan mô hình sản xuất chuối sấy dẻo
của chị Phạm Thị Hồng, thôn Ngọc Quang.
Làm chuối sấy dẻo bằng phương pháp thủ công không đơn giản như chị nghĩ. Tốn nhiều công sức, chất lượng sản phẩm không ổn định, chuối lên màu không đều, vẫn còn vị chát và mùi oi khói, chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sự khát khao đưa sản phẩm chuối dẻo thành hàng hóa cứ lớn dần lên mỗi ngày. Với chiếc điện thoại thông minh, chị tìm kiếm mọi thông tin về sản phẩm, phương pháp, công nghệ sản xuất. Máy móc sản xuất chuối sấy dẻo có trên thị trường song không có chuyển giao công nghệ. Chị muốn tìm được cơ sở sản xuất chuối sấy dẻo để đến học tập kinh nghiệm nhưng cũng không có. Bí quá, có lần chị đánh liều đầu tư gần 50 triệu đồng làm theo phóng sự trên mạng xã hội giới thiệu về làng sản xuất chuối sấy dẻo của tỉnh Bắc Kạn. Nhưng, mặc dù đã làm theo đúng cách hướng dẫn song toàn bộ thành phẩm phải đổ bỏ...
Làm chủ máy móc, công nghệ
Thất bại thử thách sự kiên nhẫn của chị Hồng. Chị sẽ không bao giờ quên những tháng ngày âu lo, trằn trọc tìm “chìa khóa” công nghệ chuối sấy dẻo. Trung bình mỗi mẻ chuối sấy mất khoảng 45 giờ đồng hồ. Thời gian dỡ chuối chủ yếu vào lúc nửa đêm, gà gáy, chị, bố mẹ, em trai thức trắng, canh giờ đảo chuối. Có mẻ chuối lên màu rất đẹp nhưng lại có vị chát, có mẻ có vị ngọt nhưng màu lại không đều. Từng mẻ chuối lên lò là chị ghi chép lại cẩn thận đặc điểm nguyên liệu, nhiệt độ, thời gian... Chị đã phải đổ bỏ 3 tạ chuối sấy dẻo (khoảng 1,8 tấn chuối tươi).
Sau 2 tháng thất bại, chị tìm ra “bí kíp” cốt lõi của công nghệ chuối sấy dẻo, từ lựa chọn nguyên liệu, kỹ thuật sơ chế, thời gian trong từng công đoạn sấy. Nếm miếng chuối sấy dẻo do chính mình làm ra giống với hương vị, màu sắc của “miếng ngon nhớ đời” của 20 năm về trước, chị lâng lâng hạnh phúc. Chị gửi sản phẩm chào hàng cho người thân, bạn bè của mình trên nhiều tỉnh thành trong cả nước; tận dụng mạng xã hội Facebook và Zalo quảng bá, bán sản phẩm. “Chuối sấy dẻo Trúc Hồng” được bán với giá bán lẻ từ 80 - 90 nghìn đồng/kg, mức giá hợp lý, vì thế số lượng chuối sấy dẻo do khách buôn lấy ngày nhiều lên. Chiếc máy sấy ban đầu không còn đáp ứng được nhu cầu thị trường. Năm 2017, chị vay thêm tiền để mua thêm 1 máy sấy dẻo với công suất lớn hơn và hiện đại nhất bấy giờ trị giá trên 110 triệu đồng. Trung bình mỗi tháng, chị sấy 10 tấn chuối tươi, thu 2 tấn chuối thành phẩm. Mô hình của chị tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với thu nhập 3 - 4,5 triệu đồng/người/tháng; tạo việc thời vụ trong khoảng 8 tháng liên tục cho 5 lao động, thu nhập 150 nghìn đồng/người/ngày.
Thành công từ sự đam mê
Ngẫm lại, chị thấy mình liều lĩnh bởi chị khởi nghiệp bắt đầu từ con số 0. Không vốn, không kinh nghiệm, thứ duy nhất chị có là niềm đam mê, niềm tin sản phẩm chuối sấy dẻo sẽ thành công.
Tuy nhiên, quá trình tổ chức sản xuất đã phát sinh nhiều vấn đề mà chị không thể lường trước được. Bởi nhu cầu khách hàng đòi hỏi sản phẩm phong phú, đa dạng hơn, chị tìm hiểu, đầu tư thêm máy móc, công nghệ sấy giòn. Chị Hồng nhờ bố mẹ thế chấp bìa đỏ để đầu tư máy móc, công nghệ sấy giòn với giá 500 triệu đồng. Từ năm 2018, chị tung ra thị trường thêm các sản phẩm: chuối sấy giòn tự nhiên, chuối sấy giòn vừng, ngô cay, mít sấy, gạo lứt sấy, khoai lang, khoai môn, bí đỏ, đậu bắp, mướp đắng được thị trường yêu thích. Mô hình kinh tế của chị đạt 150 - 200 triệu đồng/năm.
Chị Hoàng Ngọc Lan, tổ dân phố Vĩnh Tiến, thị trấn Vĩnh Lộc cho biết, ban đầu chỉ mua chuối dẻo ăn thử nhưng thấy ngon, lại là sản phẩm của địa phương nên chị quyết định kinh doanh. Sau hơn 1 năm, chị đã tuyển được 20 đại lý, cộng tác viên phân phối các sản phẩm thương hiệu Trúc Hồng trong và ngoài tỉnh. Mỗi dịp tết Nguyên đán đã tiêu thụ khoảng 5 - 6 tấn sản phẩm các loại.
Từ chiếc máy sấy dẻo, chị nhận hợp đồng chuối sấy dẻo cho các cơ sở làm bánh chuối của địa phương, sản xuất chuối hột khô ngâm rượu... Chị Hồng tìm tòi, sản xuất thêm sản phẩm dứa, xoài dẻo song giá thành cao, khó tiêu thụ hơn chuối dẻo. Chị Hồng cho biết, thời gian qua, vì hạn chế về vốn nên chị chưa thể mở rộng quy mô sản xuất chuối dẻo. Từ cuối năm 2019, có những mối buôn lớn đặt hàng từ 4 tạ - 6 tạ chuối dẻo/tuần nhưng chị phải từ chối. Đặc biệt, dịch Covid-19 vừa qua, tình cờ xem được 1 video trên mạng xã hội, người dân xã Linh Phú phẫn nộ chặt, chém chuối khi bị thươnglái ép giá, chị Hồng đã giải cứu chuối giúp bà con. Chị thu mua chuối với giá 3.500 đồng/kg, bán trợ giá cho khách lẻ, khách sỉ đồng giá 50 nghìn đồng/kg để bù tiền điện, thu mua giúp bà con 20 tấn nguyên liệu.
Anh Ma Quang Tiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Kim Bình cho biết, Hội Nông dân xã đã gắn sản phẩm chuối dẻo với chương trình “Mỗi xã 1 sản phẩm”, định hướng và giúp đỡ chị Hồng hoàn thành truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Hiện Hội đang nghiên cứu cơ chế, chính sách để tham mưu với cấp trên phát triển quy mô mô hình.
Với chị Hồng, chị vẫn đang ấp ủ, khát khao xây dựng được thương hiệu chuối dẻo mang thương hiệu Kim Bình để sản phẩm được quảng bá rộng rãi hơn, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Theo baotuyenquang.com.vn
Kim Bình (Chiêm Hóa) được biết đến với thương hiệu Rượu chuối Kim Bình đã được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền vào tháng 3-2015. Song khi nhắc đến Kim Bình, người ta còn biết đến sản phẩm chuối sấy dẻo của chị Phạm Thị Hồng, thôn Ngọc Quang với hương vị đặc biệt...Từ “miếng ngon nhớ đời”
Năm 2017, lần đầu được thưởng thức món chuối sấy dẻo Trúc Hồng: chuối dẻo quánh với màu cánh gián óng ả, đẹp mắt; chỉ cần cắn một miếng thôi, vị ngọt đậm, thơm mùi mật vương trên đầu lưỡi, ăn 1 quả là muốn ăn thêm... Kể lại kỷ niệm với chị Hồng, chị cười bảo: “Không có niềm vui nào sánh bằng khi nhận được phản hồi tốt từ khách hàng. Hiện trong số khách buôn, có 1 bạn là tiếp viên hàng không. Bạn ấy tâm sự, đã từng thưởng thức nhiều món ăn ngon ở trong và ngoài nước nhưng bạn ấy rất bất ngờ, ở nơi vùng cao xa xôi này có sản phẩm ngon, giá lại bình dân như vậy”.
Chị kể, cách đây 20 năm, chị được thưởng thức món chuối sấy dẻo khi đang là sinh viên theo học tại Sài Gòn. Đúng là miếng ngon nhớ đời. Lập gia đình rồi bôn ba qua nhiều nơi, năm 2012, chị trở về Kim Bình - mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Ngày ấy, một số hộ dân trên địa bàn xã làm chuối sấy bán ra thị trường bằng phương pháp thủ công. Nhớ lại món chuối sấy dẻo xưa kia, chị từng nghĩ: “Nguyên liệu chuối tây dồi dào, sẵn có, giá thành rẻ mà được sản xuất thành chuối sấy dẻo ngon như trong Sài Gòn thì sẽ giải quyết được đầu ra của chuối, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân”. Năm 2016, chị Hồng đầu tư xây lò bằng than củi để sấy chuối.
Lãnh đạo xã Kim Bình (Chiêm Hóa) thăm quan mô hình sản xuất chuối sấy dẻo
của chị Phạm Thị Hồng, thôn Ngọc Quang.
Làm chuối sấy dẻo bằng phương pháp thủ công không đơn giản như chị nghĩ. Tốn nhiều công sức, chất lượng sản phẩm không ổn định, chuối lên màu không đều, vẫn còn vị chát và mùi oi khói, chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sự khát khao đưa sản phẩm chuối dẻo thành hàng hóa cứ lớn dần lên mỗi ngày. Với chiếc điện thoại thông minh, chị tìm kiếm mọi thông tin về sản phẩm, phương pháp, công nghệ sản xuất. Máy móc sản xuất chuối sấy dẻo có trên thị trường song không có chuyển giao công nghệ. Chị muốn tìm được cơ sở sản xuất chuối sấy dẻo để đến học tập kinh nghiệm nhưng cũng không có. Bí quá, có lần chị đánh liều đầu tư gần 50 triệu đồng làm theo phóng sự trên mạng xã hội giới thiệu về làng sản xuất chuối sấy dẻo của tỉnh Bắc Kạn. Nhưng, mặc dù đã làm theo đúng cách hướng dẫn song toàn bộ thành phẩm phải đổ bỏ...
Làm chủ máy móc, công nghệ
Thất bại thử thách sự kiên nhẫn của chị Hồng. Chị sẽ không bao giờ quên những tháng ngày âu lo, trằn trọc tìm “chìa khóa” công nghệ chuối sấy dẻo. Trung bình mỗi mẻ chuối sấy mất khoảng 45 giờ đồng hồ. Thời gian dỡ chuối chủ yếu vào lúc nửa đêm, gà gáy, chị, bố mẹ, em trai thức trắng, canh giờ đảo chuối. Có mẻ chuối lên màu rất đẹp nhưng lại có vị chát, có mẻ có vị ngọt nhưng màu lại không đều. Từng mẻ chuối lên lò là chị ghi chép lại cẩn thận đặc điểm nguyên liệu, nhiệt độ, thời gian... Chị đã phải đổ bỏ 3 tạ chuối sấy dẻo (khoảng 1,8 tấn chuối tươi).
Sau 2 tháng thất bại, chị tìm ra “bí kíp” cốt lõi của công nghệ chuối sấy dẻo, từ lựa chọn nguyên liệu, kỹ thuật sơ chế, thời gian trong từng công đoạn sấy. Nếm miếng chuối sấy dẻo do chính mình làm ra giống với hương vị, màu sắc của “miếng ngon nhớ đời” của 20 năm về trước, chị lâng lâng hạnh phúc. Chị gửi sản phẩm chào hàng cho người thân, bạn bè của mình trên nhiều tỉnh thành trong cả nước; tận dụng mạng xã hội Facebook và Zalo quảng bá, bán sản phẩm. “Chuối sấy dẻo Trúc Hồng” được bán với giá bán lẻ từ 80 - 90 nghìn đồng/kg, mức giá hợp lý, vì thế số lượng chuối sấy dẻo do khách buôn lấy ngày nhiều lên. Chiếc máy sấy ban đầu không còn đáp ứng được nhu cầu thị trường. Năm 2017, chị vay thêm tiền để mua thêm 1 máy sấy dẻo với công suất lớn hơn và hiện đại nhất bấy giờ trị giá trên 110 triệu đồng. Trung bình mỗi tháng, chị sấy 10 tấn chuối tươi, thu 2 tấn chuối thành phẩm. Mô hình của chị tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với thu nhập 3 - 4,5 triệu đồng/người/tháng; tạo việc thời vụ trong khoảng 8 tháng liên tục cho 5 lao động, thu nhập 150 nghìn đồng/người/ngày.
Thành công từ sự đam mê
Ngẫm lại, chị thấy mình liều lĩnh bởi chị khởi nghiệp bắt đầu từ con số 0. Không vốn, không kinh nghiệm, thứ duy nhất chị có là niềm đam mê, niềm tin sản phẩm chuối sấy dẻo sẽ thành công.
Tuy nhiên, quá trình tổ chức sản xuất đã phát sinh nhiều vấn đề mà chị không thể lường trước được. Bởi nhu cầu khách hàng đòi hỏi sản phẩm phong phú, đa dạng hơn, chị tìm hiểu, đầu tư thêm máy móc, công nghệ sấy giòn. Chị Hồng nhờ bố mẹ thế chấp bìa đỏ để đầu tư máy móc, công nghệ sấy giòn với giá 500 triệu đồng. Từ năm 2018, chị tung ra thị trường thêm các sản phẩm: chuối sấy giòn tự nhiên, chuối sấy giòn vừng, ngô cay, mít sấy, gạo lứt sấy, khoai lang, khoai môn, bí đỏ, đậu bắp, mướp đắng được thị trường yêu thích. Mô hình kinh tế của chị đạt 150 - 200 triệu đồng/năm.
Chị Hoàng Ngọc Lan, tổ dân phố Vĩnh Tiến, thị trấn Vĩnh Lộc cho biết, ban đầu chỉ mua chuối dẻo ăn thử nhưng thấy ngon, lại là sản phẩm của địa phương nên chị quyết định kinh doanh. Sau hơn 1 năm, chị đã tuyển được 20 đại lý, cộng tác viên phân phối các sản phẩm thương hiệu Trúc Hồng trong và ngoài tỉnh. Mỗi dịp tết Nguyên đán đã tiêu thụ khoảng 5 - 6 tấn sản phẩm các loại.
Từ chiếc máy sấy dẻo, chị nhận hợp đồng chuối sấy dẻo cho các cơ sở làm bánh chuối của địa phương, sản xuất chuối hột khô ngâm rượu... Chị Hồng tìm tòi, sản xuất thêm sản phẩm dứa, xoài dẻo song giá thành cao, khó tiêu thụ hơn chuối dẻo. Chị Hồng cho biết, thời gian qua, vì hạn chế về vốn nên chị chưa thể mở rộng quy mô sản xuất chuối dẻo. Từ cuối năm 2019, có những mối buôn lớn đặt hàng từ 4 tạ - 6 tạ chuối dẻo/tuần nhưng chị phải từ chối. Đặc biệt, dịch Covid-19 vừa qua, tình cờ xem được 1 video trên mạng xã hội, người dân xã Linh Phú phẫn nộ chặt, chém chuối khi bị thươnglái ép giá, chị Hồng đã giải cứu chuối giúp bà con. Chị thu mua chuối với giá 3.500 đồng/kg, bán trợ giá cho khách lẻ, khách sỉ đồng giá 50 nghìn đồng/kg để bù tiền điện, thu mua giúp bà con 20 tấn nguyên liệu.
Anh Ma Quang Tiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Kim Bình cho biết, Hội Nông dân xã đã gắn sản phẩm chuối dẻo với chương trình “Mỗi xã 1 sản phẩm”, định hướng và giúp đỡ chị Hồng hoàn thành truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Hiện Hội đang nghiên cứu cơ chế, chính sách để tham mưu với cấp trên phát triển quy mô mô hình.
Với chị Hồng, chị vẫn đang ấp ủ, khát khao xây dựng được thương hiệu chuối dẻo mang thương hiệu Kim Bình để sản phẩm được quảng bá rộng rãi hơn, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Theo baotuyenquang.com.vn