Cũng như lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày ở vùng Chiêm Hóa, Na Hang, lễ hội Lồng tông ở huyện Lâm Bình mang đậm nét văn hóa truyền thống, được lưu truyền từ lâu đời trong đời sống văn hóa tinh thần và xã hội của người Tày nơi đây. Lễ hội Lồng tông ở Lâm Bình được tổ chức vào những ngày đầu xuân năm mới - thời điểm giao hòa của trời đất, là dịp con người thể hiện tín ngưỡng tâm linh, vươn tới một cuộc sống bình yên, đủ đầy, hạnh phúc...

Lễ tịch điền. Ảnh: Quang Hòa
Những năm trước khi huyện Lâm Bình được thành lập (huyện Lâm Bình thành lập năm 2010, trên cơ sở một số xã của huyện Na Hang và huyện Chiêm Hóa), lễ hội Lồng tông cũng được diễn ra khắp các bản làng dân tộc Tày vào tháng Giêng âm lịch. Đáng kể, có hai lễ hội Lồng tông diễn ra với phạm vi quy mô cấp xã, bảo tồn được những nét văn hóa cổ truyền, chứa đựng những yếu tố tín ngưỡng bản địa, đó là lễ hội Lồng tông xã Thượng Lâm, nơi có sự tích về 99 ngọn núi, phong cảnh kỳ thú, được ví như “Hạ Long trên núi”, tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng, với phần lễ diễn ra ở đền Nà Liềm và chùa Phật Lâm, phần hội tại trung tâm xã. Lễ hội Lồng tông ở xã Lăng Can, phần lễ diễn ra tại đền Pú Bảo, phần hội tổ chức trên thửa ruộng lớn của cánh đồng Nà Thoa trước đền.
Khi huyện mới được thành lập, đặc biệt, sau sự kiện đón nhận lễ hội Lồng tông của người Tày được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (năm 2012), lễ hội Lồng tông xã Lăng Can được tổ chức với quy mô cấp huyện vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm, đồng thời gắn với tổ chức ngày hội văn hóa các dân tộc của huyện. Cách làm mới nội dung lễ hội Lồng tông của Lâm Bình không những vừa bảo đảm bảo tồn, phát huy giá trị di sản lễ hội Lồng tông, mà còn góp phần quảng bá, nâng cao ý thức gìn giữ những giá trị truyền thống của di sản trong mỗi người dân - chủ thể sáng tạo ra di sản, và giữ gìn, phát huy di sản văn hóa.
Từ đêm trước ngày diễn ra lễ hội Lồng tông, không khí lễ hội đã ngập tràn các ngõ xóm, bản làng các xã trong huyện, nhất là các thôn, bản của xã Lăng Can, trung tâm của huyện Lâm Bình, cũng là nơi diễn ra lễ hội Lồng tông Lâm Bình. Đêm ấy, bà con các dân tộc Tày, Dao, Mông... đều có mặt ở huyện để dự lễ khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc, mong muốn được xem chương trình nghệ thuật quần chúng tái hiện không gian văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi đây, với những tiết mục đặc sắc: hát Then tính tẩu, dân tộc Tày; hát Páo dung, lễ cấp sắc (trích đoạn về 10 điều răn dạy người được cấp sắc) của dân tộc Dao; múa khèn, thổi sáo Mông, của dân tộc Mông; nghi lễ nhảy lửa huyền bí của dân tộc Pà Thẻn...được các nghệ nhân, diễn viên quần chúng các xã biểu diễn. Đặc biệt, chương trình nghệ thuật thu hút đông đảo khán giả với màn trình diễn trang phục dân tộc nguyên bản của các dân tộc: Tày, Dao, Mông, Pà Thẻn, Thủy...do chính các thiếu nữ xinh đẹp, duyên dáng là người dân tộc đó trình diễn.
Sáng 12 tháng Giêng, ngày chính lễ, từ sớm các mâm tồng do các xã chuẩn bị (trước đây, lễ hội Lồng tông quy mô cấp xã thì các mâm tồng do các thôn bản, dòng họ gia đình chuẩn bị) để làm lễ tế khao và thỉnh thần tại đền Pú Bảo, nơi nhân dân thờ phụng Đức Quận Công Nguyễn Thế Quần (nhân dân trong vùng thường gọi là ông Thiếu Bảo), là nhân vật lịch sử có thật, văn võ song toàn, người có nhiều công tích dẹp tan giặc loạn ở xứ Tuyên Quang, được vua Lê Hiển Tông, thời Cảnh Hưng thứ 11 (1750) ban sắc tặng và phong ông là Siêu Nhạc Bá (một trong 5 tước trong triều đình lúc bấy giờ, sau tước Công và tước Hầu), ngoài ra đền Pú Bảo còn thờ Thành hoàng làng và Thần nông, những vị thần bảo trợ cho cuộc sống của nhân dân. Lễ vật dâng cúng là gà, lợn, xôi ngũ sắc, rượu, các loại bánh, hoa quả...và đặc biệt, trên những mâm tông còn có những túi hạt giống, những quả còn ngũ sắc gắn với truyền thuyết trồng bông, dệt vải ở vùng đất Lăng Can, đã được các chàng trai, cô gái rước từ đền Pú Bảo ra kệ tông nới chính giữa sân lễ hội để các thầy cúng làm lễ cúng tế, khẩn cầu các thần linh phù hộ cho dân làng quanh năm khỏe mạnh, mùa màng bội thu.
Trước lễ cúng tế tại kệ tồng, diễn ra màn múa hát của các diễn viên Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh, các nghệ nhân và hàng trăm diễn viên là học sinh trường THPT Lâm Bình, tái hiện truyền thuyết kể về những cánh đồng bông “trắng đất Lăng Can”, nghề truyền thống trồng bông, dệt thổ cẩm; các thiếu nữ dân tộc Tày, Dao, Mông, Pà Thẻn...trưng diện những bộ váy áo đẹp nhất cùng nhau đi trẩy hội, trong không khí tràn ngập sắc màu thổ cẩm, cùng tiếng khèn Mông âm vang réo rắt, trầm bổng...
Sau lễ cúng tế các thần linh tại kệ tồng (được thầy mo thỉnh lời khấn, rồi cùng các thầy tạo thể hiện tài nghệ điêu luyện với những bước di chuyển theo điệu vũ hình “lộn trán” hòa cùng âm thanh của chiêng, trống, chũm chọe, tạo nên một lễ nghi trang nghiêm, rất độc đáo chứa đựng những yếu tố tín ngưỡng bản địa), đại diện lãnh đạo huyên, các xã và thôn Bản Kè B (nơi diễn ra lễ hội) cùng lên kệ tồng thắp hương cầu mong các thần linh phù hộ cho con người khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no, hạnh phúc. Sau lễ, là đến phần hội diễn ra tưng bừng. Đại diễn lãnh đạo huyện, khách quý, già làng, thầy cúng tung những quả còn đầu tiên, mở đầu hội tung còn, tiếp sau là các chàng trai, cô gái thỏa sức đua tài. Khi quả còn tung thủng vòng nhật nguyệt trên cây còn, vật tượng trưng của sự hòa hợp âm dương, yếu tố đầu tiên quyết định sự sinh sôi, nảy nở, no ấm là dấu hiệu báo một năm mới may mắn, thuận lợi. Phần hội còn diễn ra các trận thi đấu bóng chuyền, các môn thể thao dân tộc và các trò chơi dân gian, như đẩy gậy, kéo co, đánh yến, đánh bam...với sự tham gia của đồng bào các dân tộc trong vùng, tạo không khí vui tươi, đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc.
Cũng trong lễ hội Lồng tông và ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Lâm Bình, du khách còn được thăm quan, mua sắm các sản vật của địa phương tại các gian hàng của các xã trong huyện và thưởng thức ẩm thực với những món ăn độc đáo, rất đặc trưng của đồng bào Tày, Dao, Mông, Pà Thẻn...nơi đây, như: bún vịt Khuôn Hà, Lăng Can, xôi ngũ sắc đồ bằng chõ gỗ của người Tày xã Thượng Lâm, Bình An, Thổ Bình..., hay món cá khuy, cá bống suối, cá đục sông lam với lá thấm luồm trong ống nứa, ống tre non, vừa thơm vừa ngậy, chỉ ăn một lần là nhớ mãi.
Lễ hội Lồng tông và Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Lâm Bình không chỉ là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm vào dịp đầu xuân năm mới, mà còn là dịp để thu hút du khách gần xa đến với Lâm Bình, khám phá, trải nghiệm vùng đất chứa đựng kho tàng văn hóa dân gian mang đậm bản sắc các dân tộc, vùng đất có nhiều hang động và phong cảnh “non nước hữu tình” kỳ thú.
Việt Thanh
Cũng như lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày ở vùng Chiêm Hóa, Na Hang, lễ hội Lồng tông ở huyện Lâm Bình mang đậm nét văn hóa truyền thống, được lưu truyền từ lâu đời trong đời sống văn hóa tinh thần và xã hội của người Tày nơi đây. Lễ hội Lồng tông ở Lâm Bình được tổ chức vào những ngày đầu xuân năm mới - thời điểm giao hòa của trời đất, là dịp con người thể hiện tín ngưỡng tâm linh, vươn tới một cuộc sống bình yên, đủ đầy, hạnh phúc...
Lễ tịch điền. Ảnh: Quang Hòa
Những năm trước khi huyện Lâm Bình được thành lập (huyện Lâm Bình thành lập năm 2010, trên cơ sở một số xã của huyện Na Hang và huyện Chiêm Hóa), lễ hội Lồng tông cũng được diễn ra khắp các bản làng dân tộc Tày vào tháng Giêng âm lịch. Đáng kể, có hai lễ hội Lồng tông diễn ra với phạm vi quy mô cấp xã, bảo tồn được những nét văn hóa cổ truyền, chứa đựng những yếu tố tín ngưỡng bản địa, đó là lễ hội Lồng tông xã Thượng Lâm, nơi có sự tích về 99 ngọn núi, phong cảnh kỳ thú, được ví như “Hạ Long trên núi”, tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng, với phần lễ diễn ra ở đền Nà Liềm và chùa Phật Lâm, phần hội tại trung tâm xã. Lễ hội Lồng tông ở xã Lăng Can, phần lễ diễn ra tại đền Pú Bảo, phần hội tổ chức trên thửa ruộng lớn của cánh đồng Nà Thoa trước đền.
Khi huyện mới được thành lập, đặc biệt, sau sự kiện đón nhận lễ hội Lồng tông của người Tày được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (năm 2012), lễ hội Lồng tông xã Lăng Can được tổ chức với quy mô cấp huyện vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm, đồng thời gắn với tổ chức ngày hội văn hóa các dân tộc của huyện. Cách làm mới nội dung lễ hội Lồng tông của Lâm Bình không những vừa bảo đảm bảo tồn, phát huy giá trị di sản lễ hội Lồng tông, mà còn góp phần quảng bá, nâng cao ý thức gìn giữ những giá trị truyền thống của di sản trong mỗi người dân - chủ thể sáng tạo ra di sản, và giữ gìn, phát huy di sản văn hóa.
Từ đêm trước ngày diễn ra lễ hội Lồng tông, không khí lễ hội đã ngập tràn các ngõ xóm, bản làng các xã trong huyện, nhất là các thôn, bản của xã Lăng Can, trung tâm của huyện Lâm Bình, cũng là nơi diễn ra lễ hội Lồng tông Lâm Bình. Đêm ấy, bà con các dân tộc Tày, Dao, Mông... đều có mặt ở huyện để dự lễ khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc, mong muốn được xem chương trình nghệ thuật quần chúng tái hiện không gian văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi đây, với những tiết mục đặc sắc: hát Then tính tẩu, dân tộc Tày; hát Páo dung, lễ cấp sắc (trích đoạn về 10 điều răn dạy người được cấp sắc) của dân tộc Dao; múa khèn, thổi sáo Mông, của dân tộc Mông; nghi lễ nhảy lửa huyền bí của dân tộc Pà Thẻn...được các nghệ nhân, diễn viên quần chúng các xã biểu diễn. Đặc biệt, chương trình nghệ thuật thu hút đông đảo khán giả với màn trình diễn trang phục dân tộc nguyên bản của các dân tộc: Tày, Dao, Mông, Pà Thẻn, Thủy...do chính các thiếu nữ xinh đẹp, duyên dáng là người dân tộc đó trình diễn.
Sáng 12 tháng Giêng, ngày chính lễ, từ sớm các mâm tồng do các xã chuẩn bị (trước đây, lễ hội Lồng tông quy mô cấp xã thì các mâm tồng do các thôn bản, dòng họ gia đình chuẩn bị) để làm lễ tế khao và thỉnh thần tại đền Pú Bảo, nơi nhân dân thờ phụng Đức Quận Công Nguyễn Thế Quần (nhân dân trong vùng thường gọi là ông Thiếu Bảo), là nhân vật lịch sử có thật, văn võ song toàn, người có nhiều công tích dẹp tan giặc loạn ở xứ Tuyên Quang, được vua Lê Hiển Tông, thời Cảnh Hưng thứ 11 (1750) ban sắc tặng và phong ông là Siêu Nhạc Bá (một trong 5 tước trong triều đình lúc bấy giờ, sau tước Công và tước Hầu), ngoài ra đền Pú Bảo còn thờ Thành hoàng làng và Thần nông, những vị thần bảo trợ cho cuộc sống của nhân dân. Lễ vật dâng cúng là gà, lợn, xôi ngũ sắc, rượu, các loại bánh, hoa quả...và đặc biệt, trên những mâm tông còn có những túi hạt giống, những quả còn ngũ sắc gắn với truyền thuyết trồng bông, dệt vải ở vùng đất Lăng Can, đã được các chàng trai, cô gái rước từ đền Pú Bảo ra kệ tông nới chính giữa sân lễ hội để các thầy cúng làm lễ cúng tế, khẩn cầu các thần linh phù hộ cho dân làng quanh năm khỏe mạnh, mùa màng bội thu.
Trước lễ cúng tế tại kệ tồng, diễn ra màn múa hát của các diễn viên Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh, các nghệ nhân và hàng trăm diễn viên là học sinh trường THPT Lâm Bình, tái hiện truyền thuyết kể về những cánh đồng bông “trắng đất Lăng Can”, nghề truyền thống trồng bông, dệt thổ cẩm; các thiếu nữ dân tộc Tày, Dao, Mông, Pà Thẻn...trưng diện những bộ váy áo đẹp nhất cùng nhau đi trẩy hội, trong không khí tràn ngập sắc màu thổ cẩm, cùng tiếng khèn Mông âm vang réo rắt, trầm bổng...
Sau lễ cúng tế các thần linh tại kệ tồng (được thầy mo thỉnh lời khấn, rồi cùng các thầy tạo thể hiện tài nghệ điêu luyện với những bước di chuyển theo điệu vũ hình “lộn trán” hòa cùng âm thanh của chiêng, trống, chũm chọe, tạo nên một lễ nghi trang nghiêm, rất độc đáo chứa đựng những yếu tố tín ngưỡng bản địa), đại diện lãnh đạo huyên, các xã và thôn Bản Kè B (nơi diễn ra lễ hội) cùng lên kệ tồng thắp hương cầu mong các thần linh phù hộ cho con người khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no, hạnh phúc. Sau lễ, là đến phần hội diễn ra tưng bừng. Đại diễn lãnh đạo huyện, khách quý, già làng, thầy cúng tung những quả còn đầu tiên, mở đầu hội tung còn, tiếp sau là các chàng trai, cô gái thỏa sức đua tài. Khi quả còn tung thủng vòng nhật nguyệt trên cây còn, vật tượng trưng của sự hòa hợp âm dương, yếu tố đầu tiên quyết định sự sinh sôi, nảy nở, no ấm là dấu hiệu báo một năm mới may mắn, thuận lợi. Phần hội còn diễn ra các trận thi đấu bóng chuyền, các môn thể thao dân tộc và các trò chơi dân gian, như đẩy gậy, kéo co, đánh yến, đánh bam...với sự tham gia của đồng bào các dân tộc trong vùng, tạo không khí vui tươi, đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc.
Cũng trong lễ hội Lồng tông và ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Lâm Bình, du khách còn được thăm quan, mua sắm các sản vật của địa phương tại các gian hàng của các xã trong huyện và thưởng thức ẩm thực với những món ăn độc đáo, rất đặc trưng của đồng bào Tày, Dao, Mông, Pà Thẻn...nơi đây, như: bún vịt Khuôn Hà, Lăng Can, xôi ngũ sắc đồ bằng chõ gỗ của người Tày xã Thượng Lâm, Bình An, Thổ Bình..., hay món cá khuy, cá bống suối, cá đục sông lam với lá thấm luồm trong ống nứa, ống tre non, vừa thơm vừa ngậy, chỉ ăn một lần là nhớ mãi.
Lễ hội Lồng tông và Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Lâm Bình không chỉ là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm vào dịp đầu xuân năm mới, mà còn là dịp để thu hút du khách gần xa đến với Lâm Bình, khám phá, trải nghiệm vùng đất chứa đựng kho tàng văn hóa dân gian mang đậm bản sắc các dân tộc, vùng đất có nhiều hang động và phong cảnh “non nước hữu tình” kỳ thú.
Việt Thanh