Tuyenquang.gov.vn: Tháng Ba, sau những cơn mưa rào đầu mùa, trời trong xanh và bắt đầu có nắng. Chiều thứ bảy chị tôi ở quê điện thoại bảo sáng chủ nhật về làm bánh trứng kiến, món bánh quê mà tôi rất thích từ thuở chăn trâu khi được mẹ làm cho ăn đến nay xa quê mấy chục năm rồi nhưng vẫn nhớ mãi. Chị tôi còn dặn, mai cậu vào sớm để còn giũ trứng kiến, mua 3 cân gạo nếp ngon xay luôn thành bột mang vào, trong quê vụ rồi chị không cấy lúa nếp.
Bánh trứng kiến. Ảnh internet.
Vừa vào đến nhà chưa kịp uống chén nước, chị đã bảo: Ta đi thôi cậu, kẻo nắng lên mệt đấy, chiều qua anh cậu (ý nói chồng chị) lấy được 5 -6 tổ kiến để sau nhà đấy rồi giờ chị em mình lên giũ thôi, nói rồi chị cầm theo con dao đi rừng và chiếc nia ra phía sau nhà mà không cần đợi tôi… Vừa làm chị vừa nói cho tôi nghe về loài kiến này và cách giũ lấy trứng của chúng. Chị bảo, không phải trứng loại kiến nào cũng làm được bánh trứng kiến, kiến lấy trứng để làm bánh là loại kiến ở quê tôi gọi kiến ngạt, con to hơn kiến đen (kiến hôi) một chút, thân có màu nâu cánh dán, khi di chuyển đuôi thường cong lên, nó cắn không đau nhưng cũng rất khó chịu. Tổ thường làm bằng lá cây rừng hoai mục, được làm trên cành cao cây xoan, cây keo, nọn cây nứa hoặc một số cây rừng khác, tổ kiến to nhỏ tùy theo số lương đàn nhưng thường là đường kính khoảng 25 -30cm, dài khoảng 30 -35cm. Chúng thường đẻ trứng vào tháng Hai, tháng Ba (âm lịch), thu hoạch trứng vào tháng Ba (sau tết Hàn thực mùng 3 tháng 3) là tốt nhất và nên lấy trứng vào những tuần nắng. Khi giũ ngạt dùng dao sắc chặt nhẹ tổ kiến thánh 3 -4 mảnh rồi dùng thanh tre vót nhọn xuyên vào mảnh tổ kiến gõ nhẹ đều lên thanh tre để trứng rơi xuống nia, nhớ là làm càng nhanh càng tốt để tránh kiến bò lên tay chân cắn. Khi đã giũ hết số tổ kiến lấy về dùng cành cây lá nhỏ đặt lên trên phần trứng để các con kiến mẹ bò vào rồi vứt những cành lá đó ra xa, tiếp theo dùng hoa chít quét (phẩy) nhẹ trên bề mặt của trứng kiến để loại bỏ tiếp những con kiến mẹ còn lại, sau đó dùng khăn mặt ướt (cầm 2 góc khăn) kéo nhẹ trên bề mặt trứng kiến dưới nia cho sạch hết các con kiến mẹ và tạp chất, làm như vậy khi nào thấy chỉ còn nguyên trứng kiến là được. Khi đã có được trứng kiến sạch, ta cho lên chảo đã phi mỡ già rang trứng, nhớ cho muối vừa đủ độ đậm rồi cho tiếp lá, củ kiệu thái nhỏ(gia vị của bánh trứng kiến bắt buộc phải có lá kiệu mới ngon) vào đảo đều khi thấy mùi thơm ngậy của trứng kiến quện với mùi thơm của kiệu là được, bước làm nhân bánh là trứng kiến đã xong.
Nhãn
Nhân bánh làm từ trứng kiến.
Giờ đến khâu làm bánh, bột nếp cho nước vào nhào thật nhuyễn dẻo (không khô quá cũng không nhão quá), vê tròn bột bằng quả trứng vịt, cho nhân trứng kiến đều vào trong vê lại rồi gói bằng lá ngõa non, ngoài gói thêm một lá ngõa loại bánh tẻ, để khi ăn chỉ cần bóc lá bánh tẻ bên ngoài là ăn được. Gói xong bánh xếp bánh vào đồ như đồ xôi, chừng khoảng 20 -30 phút bánh đã chín, dùng đũa gắp từng chiếc bánh ra xếp vào đĩa, vậy là ta đã có được món bánh trứng kiến rất ngon, bùi, béo ngầy ngậy, một món đặc sản quê hương xứ Tuyên Quang.
Thanh Tùng
Tuyenquang.gov.vn: Tháng Ba, sau những cơn mưa rào đầu mùa, trời trong xanh và bắt đầu có nắng. Chiều thứ bảy chị tôi ở quê điện thoại bảo sáng chủ nhật về làm bánh trứng kiến, món bánh quê mà tôi rất thích từ thuở chăn trâu khi được mẹ làm cho ăn đến nay xa quê mấy chục năm rồi nhưng vẫn nhớ mãi. Chị tôi còn dặn, mai cậu vào sớm để còn giũ trứng kiến, mua 3 cân gạo nếp ngon xay luôn thành bột mang vào, trong quê vụ rồi chị không cấy lúa nếp.
Vừa vào đến nhà chưa kịp uống chén nước, chị đã bảo: Ta đi thôi cậu, kẻo nắng lên mệt đấy, chiều qua anh cậu (ý nói chồng chị) lấy được 5 -6 tổ kiến để sau nhà đấy rồi giờ chị em mình lên giũ thôi, nói rồi chị cầm theo con dao đi rừng và chiếc nia ra phía sau nhà mà không cần đợi tôi… Vừa làm chị vừa nói cho tôi nghe về loài kiến này và cách giũ lấy trứng của chúng. Chị bảo, không phải trứng loại kiến nào cũng làm được bánh trứng kiến, kiến lấy trứng để làm bánh là loại kiến ở quê tôi gọi kiến ngạt, con to hơn kiến đen (kiến hôi) một chút, thân có màu nâu cánh dán, khi di chuyển đuôi thường cong lên, nó cắn không đau nhưng cũng rất khó chịu. Tổ thường làm bằng lá cây rừng hoai mục, được làm trên cành cao cây xoan, cây keo, nọn cây nứa hoặc một số cây rừng khác, tổ kiến to nhỏ tùy theo số lương đàn nhưng thường là đường kính khoảng 25 -30cm, dài khoảng 30 -35cm. Chúng thường đẻ trứng vào tháng Hai, tháng Ba (âm lịch), thu hoạch trứng vào tháng Ba (sau tết Hàn thực mùng 3 tháng 3) là tốt nhất và nên lấy trứng vào những tuần nắng. Khi giũ ngạt dùng dao sắc chặt nhẹ tổ kiến thánh 3 -4 mảnh rồi dùng thanh tre vót nhọn xuyên vào mảnh tổ kiến gõ nhẹ đều lên thanh tre để trứng rơi xuống nia, nhớ là làm càng nhanh càng tốt để tránh kiến bò lên tay chân cắn. Khi đã giũ hết số tổ kiến lấy về dùng cành cây lá nhỏ đặt lên trên phần trứng để các con kiến mẹ bò vào rồi vứt những cành lá đó ra xa, tiếp theo dùng hoa chít quét (phẩy) nhẹ trên bề mặt của trứng kiến để loại bỏ tiếp những con kiến mẹ còn lại, sau đó dùng khăn mặt ướt (cầm 2 góc khăn) kéo nhẹ trên bề mặt trứng kiến dưới nia cho sạch hết các con kiến mẹ và tạp chất, làm như vậy khi nào thấy chỉ còn nguyên trứng kiến là được. Khi đã có được trứng kiến sạch, ta cho lên chảo đã phi mỡ già rang trứng, nhớ cho muối vừa đủ độ đậm rồi cho tiếp lá, củ kiệu thái nhỏ(gia vị của bánh trứng kiến bắt buộc phải có lá kiệu mới ngon) vào đảo đều khi thấy mùi thơm ngậy của trứng kiến quện với mùi thơm của kiệu là được, bước làm nhân bánh là trứng kiến đã xong.
Nhãn
Nhân bánh làm từ trứng kiến.
Giờ đến khâu làm bánh, bột nếp cho nước vào nhào thật nhuyễn dẻo (không khô quá cũng không nhão quá), vê tròn bột bằng quả trứng vịt, cho nhân trứng kiến đều vào trong vê lại rồi gói bằng lá ngõa non, ngoài gói thêm một lá ngõa loại bánh tẻ, để khi ăn chỉ cần bóc lá bánh tẻ bên ngoài là ăn được. Gói xong bánh xếp bánh vào đồ như đồ xôi, chừng khoảng 20 -30 phút bánh đã chín, dùng đũa gắp từng chiếc bánh ra xếp vào đĩa, vậy là ta đã có được món bánh trứng kiến rất ngon, bùi, béo ngầy ngậy, một món đặc sản quê hương xứ Tuyên Quang.
Thanh Tùng