Mô hình chăn nuôi thỏ new zealand theo hướng hàng hóa của gia đình anh Nguyễn Đức An, xã Trường Sinh (Sơn Dương)
Dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ new zealand theo hướng hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang" được triển khai tại xã Trường Sinh (Sơn Dương) từ tháng 6 năm 2021 đến hết tháng 12 năm 2023 với số lượng 1400 con. Gắn bó với chăn nuôi từ nhiều năm nay theo anh Nguyễn Đức An ở xã Trường Sinh (Sơn Dương) cho biết, đây là giống thỏ có nhiều ưu điểm như khả năng sinh trưởng phát triển nhanh cho giá trị dinh dưỡng cao về mặt thực phẩm. Chính vì vậy việc làm chủ được quy trình trong việc chăm sóc và nuôi thương phẩm giống thỏ new zealand đang là một hướng đi mới góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.
Thời gian qua được sự hổ trợ của Bộ khoa học và công nghệ nhiều dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi đã được triển khai thực hiện tại tỉnh Tuyên Quang trong đó có xã Trường Sinh, các dự án đã giúp nâng cao trình độ sản xuất đẩy mạnh liên kết mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người nông dân tại vùng nông thôn còn nhiều khó khăn này. Cùng với đó xã Trường Sinh cũng đã xây dựng thành công nhiều mô hình hay phát huy hiệu quả. Hiện nay toàn xã có 5 mô hình trang trại, 30 gia trại đời sống nhân dân trong xã không ngừng được cải thiện, nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 39 triệu đồng/năm.
Mô hình chăn nuôi dê nuôi nhốt chuồng đang mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi.
A Dương Văn Linh, xã Trường Sinh (Sơn Dương) cho biết, thông qua mô hình nuôi con dê phát triển tốt giá cả ổn định cho thu nhập cao. Rất mong muốn các cấp các ngành quan tâm tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi tham quan học hỏi kinh nghiệp chăn nuôi…
Từ các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ đã đóng góp tích cực đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình. Tập chung vào phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh của địa phương qua đó góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn miền núi.
PV