Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân lợp lại nhà ở.
Trong số 3 người chết, mất tích đã tìm được 2 người, hiện còn 1 người lực lượng chức năng vẫn nỗ lực tìm kiếm. 11.000 nhà dân bị hư hỏng, ảnh hương, trong đó có 503 nhà bị hư hỏng; 10.489 nhà bị ngập nước. TP Tuyên Quang thiệt hại nặng nhất với trên 6.800 nhà, Chiêm Hóa 1.033 nhà, Yên Sơn 990 nhà, Sơn Dương: 857nhà; Hàm Yên 491 nhà; Chiêm Hoá 1033 nhà; Na Hang 305 nhà. Số hộ phải di dời khẩn cấp 4.785 hộ. Số nhà bị cô lập: 1.836 nhà.
Ngoài ra mưa lũ còn gây hư hại trên 7.000 ha lúa, ngô, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả và làm vỡ 88 lồng bè nuôi trồng thủy sản, vỡ 10 m đê thuộc địa phận xã Quyết Thắng (Sơn Dương)…
Chưa kể nhiều km đường giao thông bị sạt lở, cầu giao thông nông thôn, hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc bị hỏng gây ắc tắc giao thông, gián đoạn thông tin liên lạc.
Thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong ứng phó, khắc phục hậu quả, UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố đang khẩn trương kiểm tra, thống kê cụ thể tình hình thiệt hại do thiên tai xảy ra trên địa bàn; tổ chức di dời khẩn cấp toàn bộ người dân đến nơi an toàn tại các khu vực có nguy cơ ngập lụt và tình huống sạt lở nguy hiểm và thực hiện các nội dung khác trong phương án phòng, chống thiên tai đã được phê duyệt; bố trí chỗ ở cho cá nhân, hộ gia đình phải sơ tán, di chuyển và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả và đảm bảo an ninh, trật tự khu vực xảy ra thiệt hại. Tại các khu vực lũ đã rút, các địa phương huy động lực lượng để vệ sinh, hỗ trợ dân ổn định cuộc sống, tránh phát sinh dịch bệnh sau lũ.
Theo Báo Tuyên Quang