Phản bác luận điệu: Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý cán bộ, đảng viên là “thanh trừng phe phái”

05/07/2024 - 17:03
290
Cỡ chữ:

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, kiên quyết của Đảng, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được hiệu quả ngày càng cao, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, được toàn thể Nhân dân và bạn bè các nước trên thế giới ghi nhận. Tuy nhiên, các thế lực thù địch sử dụng nhiều chiêu bài thâm hiểm để xuyên tạc, phá hoại. Trong đó nổi bật hơn cả là luận điệu: Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý cán bộ, đảng viên là “thanh trừng phe phái”.

Đánh giá về công cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói, việc xử lý nghiêm nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm là điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng, nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của Nhân dân, chúng ta phải làm và kiên quyết làm.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta trọng sạch, vững mạnh" rằng "Trước đây chỉ nói "chống tham nhũng, lãng phí"; điều đó không sai; nhưng dẫu sao lãng phí cũng chỉ là một việc cụ thể; còn tiêu cực có nội dung và phạm vi rộng hơn, căn cốt hơn, nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đây mới là cái gốc, cái nguy hiểm nhất, dẫn đến tham nhũng, hư hỏng; không chỉ làm mất tiền, mất của, mà còn mất người, thậm chí mất cả chế độ".

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát triển đất nước. Khẳng định mạnh mẽ rằng đây là cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” của toàn thể hệ thống chính trị không chỉ riêng ở nước ta mà toàn thể các thể chế chính trị trên toàn thế giới luôn đặt ưu tiên hàng đầu. Các thế lực phản động luôn lợi dụng kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta để tung ra các luận điệu xuyên tạc, hướng lái dư luận xã hội nhằm mục đích gây rối loạn tình hình trị an, chống phá chế độ. Chúng rêu rao rằng, “đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên là “thanh trừng phe phái”, “đấu đá nội bộ, phe cánh”, “tranh giành quyền lực; xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên sai phạm chỉ là “trò đánh trống, khua chiêng nhằm che mắt thế gian”, là chính “ta đánh ta”; gần đây chúng còn đưa ra những quan điểm xuyên tạc, kích động dư luận rằng không ai có thể tin rằng ở Việt Nam: "Chống tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ"; chúng cho rằng đây là “Một cuộc “thanh trừng” trong Đảng ở Việt Nam”, “Không cần phải thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”; không cần gán ghép “tham nhũng” với “tiêu cực”; không cần đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng; chỉ cần “thay đổi thể chế chính trị” là sẽ không còn tham nhũng...

Tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Xác định rõ mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là để “trị bệnh cứu người”, kỷ luật một vài người để cứu muôn người, truy tố một vụ để cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực; từ đó để cảnh báo, răn đe, giáo dục, phòng ngừa là chính, nên cần phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn; phải tăng cường giáo dục kỷ luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, dùng kỷ luật nghiêm minh và giám sát nghiêm khắc để cán bộ, đảng viên biết giữ gìn, nhớ điều cấm, giữ giới hạn.

Công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được xác định là một cuộc đấu tranh lâu dài, hết sức cam go với nhiều diễn biến phức tạp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của toàn thể hệ thống chính trị. Các thế lực thù địch sẽ ngày một gia tăng xuyên tạc, phá hoại với những luận điệu tinh vi, xảo quyệt hơn. Do đó, chúng ta phải chú trọng một số các giải pháp sau để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới:

Một là, mỗi tổ chức, cá nhân phải giác ngộ rằng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” của cả dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo với tinh thần, kiên quyết phòng, chống, thẳng thắn, quyết liệt.  Phòng, chống tham nhũng bằng cả cơ chế, chính sách và hệ thống kiểm soát quyền lực... Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, pháp luật; đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

 Kiên quyết đấu tranh chống lại các quan điểm tư tưởng thù địch, sai trái và phản động

Hai là, đẩy mạnh quán triệt và thực hiện các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng các cấp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; để mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân tự nguyện, tự giác dấn thân trở thành người chiến sĩ chống “giặc nội xâm” trên mặt trận này. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh tinh thần: “Nhất hô bá ứng”, “Tiền hô hậu ủng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt” để nói lên tinh thần đoàn kết, thống nhất về nhận thức, hành động, vì sự nghiệp cách mạng chung và công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng.

Ba là, thực hiện bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bằng nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, hiệu quả. Công tác này không được áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính, chủ quan, duy ý chí, mà phải dựa trên sự tự giác, có trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thông tin phản bác phải được phân tích, luận giải có lý lẽ, dựa trên cơ sở thực tiễn khách quan, tăng sức thuyết phục; nắm vững trình độ, nhu cầu, nguyện vọng, tâm lý của từng nhóm đối tượng để có phương thức phù hợp.

Bốn là, các tổ chức cơ sở Đảng thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị, lồng ghép các câu hỏi thảo luận, các tình huống thực tế trong các buổi họp, giao ban hàng ngày, hàng tuần, trong đó quán triệt nội dung của Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” mỗi cán bộ, chiến sĩ, đảng viên phải luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là “kim chỉ nam” cho mọi hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, an tâm công tác, không tự diễn biến, tự chuyển hóa, sa ngã trước những lợi ích vật chất của các thế lực thù địch, hòng mua chuộc, lôi kéo cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trở thành tay sai, gián điệp cho các tổ chức phản động trong và ngoài nước. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, đấu tranh chống lại các quan điểm tư tưởng sai trái và phản động, các biểu hiện mơ hồ, ảo tưởng, hoài nghi, dao động, lơ là mất cảnh giác trong thực hiện nhiệm vụ./.

Nguyễn Thu Nga

 Phòng Hồ sơ nghiệp vụ, Công an tỉnh Tuyên Quang

bình luận

Tìm kiếm
QuocHuy.8ead5971.png

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH TUYÊN QUANG

Giấy phép xuất bản số: 142/GP-TTĐT ngày 19/12/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Tạ Văn Dũng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban biên tập
Trụ sở: Tầng 2, Trung tâm Hội nghị tỉnh, số 219 đường Tân Trào, phường Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang.
Điện thoại: 0207.6251.929
© Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang.

Ghi rõ nguồn 'Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang' hoặc 'tuyenquang.gov.vn' khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.

Thống kê truy cập
Số người online:
1
Số lượt truy cập tháng:
1
Số lượt truy cập năm:
1
Tổng số truy cập:
1
Chung nhan Tin Nhiem Mang